VPS và Cloud VPS có giống nhau hay không?

27/10/2020 lúc 14:39

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mô hình dịch vụ lưu trữ dữ liệu. Khách hàng sẽ dễ dàng bị nhầm lẫn giữa các loại đó nếu không tìm hiểu kĩ trước trước khi thuê mua. Minh họa cho hai loại server dễ bị nhầm lẫn với nhau nhất là VPS và Cloud VPS. Thoạt nhìn nghe có vẻ chúng giống nhau nhưng thật ra đây là 2 gói dịch vụ riêng biệt. Tại sao lại phân chia ra các gói dịch vụ như vậy? Và sự khác nhau giữa hai dịch vụ này là gì? Kính mời bạn đọc hãy theo dõi hết bài viết này.

Tổng quan về VPS Cloud VPS

Máy chủ ảo VPS

VPS hay còn gọi với cái tên đầy đủ là Virtual Private Server, được dịch nôm na là máy chủ ảo cá nhân. Máy chủ này được tạo ra nhờ vào quá trình phân chia một máy chủ vật lý ban đầu thành nhiều phần khác nhau nhờ vào công nghệ ảo hóa chuyên dụng như VMWare, hyperV, Virtual Box,… Mỗi VPS đều mang những đặc điểm tương tự của một máy chủ vật lý chuyên dụng, cũng có đầy đủ các thông số riêng biệt như CPU, dung lượng RAM, dung lượng ổ HDD (SSD), địa chỉ IP, hệ điều hành với các tính năng và cấu hình riêng biệt.

Ưu và nhược điểm của VPS
Ưu và nhược điểm của VPS

Ưu điểm:

  • Các file và database được lưu trữ riêng trên mỗi tài khoản người dùng của VPS, vì thế vậy mà tính năng bảo mật là rất tốt
  • Chi phí cài đặt và sử dụng rẻ hơn so với máy chủ riêng hay Cloud VPS
  • Đảm bảo trạng thái hoạt động khi cần bảo trì một VPS đơn. Khi có nhu cầu cần reboot một VPS để bảo trì, sửa chữa thì các VPS khác chung một hệ thống máy chủ sẽ không bị ảnh hưởng và vẫn hoạt động bình thường
  • Khách hàng được cấp quyền quản lý root và administrator
  • Việc khởi động lại hệ thống diễn ra khá nhanh gọn, chỉ từ 5-10 phút

Nhược điểm:

  • VPS hoạt động phụ thuộc vào server vật lý gốc nên đôi tính ổn định không cao
  • Việc nâng cấp thêm tài nguyên là tốn thời, chi phí và đôi khi cũng không nâng cấp được nhiều
  • Vào các khung giờ cao điểm, máy chủ ảo dễ bị treo hoặc mất kết nối internet. ảnh hưởng đến hệ thống website cũng như gây sự khó chịu cho người dùng
  • Nếu một dịch vụ bất kì trên cùng hạ tầng chia sẻ tài nguyên không được bảo mật thì server của bạn cũng bị ảnh hưởng theo

Cloud VPS

Cloud VPS cũng là một dạng máy chủ ảo nhưng đặc biệt hơn, nó được phát triển trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây – cloud computing. Hiểu một cách cơ bản thì Cloud VPS gần giống với Share Web Hosting, có nghĩa là nhiều máy chủ cùng sử dụng chung trên một hệ thống server. Cloud VPS được hoạt động trên nền nhiều server kết nối với nhau cho phép truy cập nhanh đến nguồn cung cấp không giới hạn. Chi phí của loại hình dịch vụ lưu trữ này sẽ phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn thông số CPU, RAM, ổ đĩa cứng và băng thông hàng tháng. Máy chủ Cloud cho phép bạn truy cập nhanh chóng mà không cần mất quá nhiều thao tác như trước nữa.

Ưu điểm:

  • Do được gây dựng trên nền tảng điện toán đám mây nên tính ổn định cao hơn rất nhiều so với VPS
  • Tài nguyên trong hệ thống đám mây là rất rất lớn, luôn trong trạng thái dự phòng, sẵn sàng được sử dụng bất cứ lúc nào, tránh được vấn đề nghẽn mạng, lag web khi có số lượng người truy cập lớn
  • Khả năng mở rộng là không giới hạn, việc nâng cấp không gây ảnh hưởng đến website của bạn
  • Cấu hình và hạ tầng mạng có khả năng tùy chỉnh cao (bạn được phép yêu cầu nhà cung cấp thay đổi cấu trúc hạ tầng, tường lửa bảo mật, cân băng tải,…)
  • Do tách biệt về không gian lưu trữ nên dù nằm cùng trên một hệ thống thì dữ liệu của bạn vẫn được bảo mật an toàn
Ưu và nhược điểm của Cloud
Ưu và nhược điểm của Cloud

Nhược điểm:

  • Vì nó cung cấp nhiều tính năng ưu việt hơn so với máy chủ ảo thông thường nên nó có chi phí đắt hơn

Nên sử dụng VPS hay Cloud VPS?

Nhìn chung qua việc so sánh đánh giá, ta có kết luận Cloud VPS chính là một giải pháp cực kỳ hữu hiệu giúp người dùng thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đây được coi là bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của khoa học công nghệ, Cloud VPS đã khắc phục được những lỗ hổng của các loại máy chủ trước.

Từ đó, người dùng có thể thực hiện các thao tác một cách nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn có quy mô nhỏ và trung bình, website có lượng traffic ở mức vừa phải thì một VPS thông thường đã đủ đáp ứng được tất cả các nhu cầu, vẫn đảm bảo được hiệu suất hoạt động mà lại tiết kiệm chi phí hơn.

Mời bạn xem thêm tại IDC Online !