VPS là gì? Tất tần tật về máy chủ ảo Virtual Private Server
02/10/2020 lúc 10:35
Mục lục
Khái niệm VPS
VPS (Virtual Private Server) là một dạng máy chủ ảo phát triển trên nền tảng máy chủ vật lý, được cài đặt bằng cách phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có chức năng tương tự với máy chủ riêng. Tài nguyên sẽ được chia sẻ từ máy chủ vật lí ban đầu đó. Mỗi VPS Hosting là một hệ thống hoàn toàn tách biệt với những VPS còn lại. Nó dùng công nghệ ảo hóa để tạo các file và database riêng trên server, cho phép bạn sử dụng một cách riêng rẽ và độc lập khỏi việc sử dụng chung với những người dùng trong cùng một server.
VPS được dùng để làm gì?
VPS hiện nay được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi, đã trở nên rất quen thuộc với các nhà quản trị mạng, thiết kế web, phát triển web, lập trình game,… Dưới đây là những chức năng chính có thể kể đến của VPS:
- Lưu trữ dữ liệu
- Tạo lập một máy chủ game riêng biệt
- Xây dựng hệ thống mail server, web server riêng cho các doanh nghiệp
- Phát triển platform
- Chạy các chương trình truyền thông trực tiếp
- Tạo các môi trường ảo để lập trình, nghiên cứu, phân tích
- Chạy các phần mềm, web, app đòi hòi dung lượng, băng thông lớn
Cách thức hoạt động của VPS
Mỗi máy chủ là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, chứa các tài nguyên cần thiết cho website của bạn. Khi người dùng truy cập vào website, yêu cầu sẽ được chuyển đến Server để xác minh (tùy vào cấu hình server), sau đó máy chủ sẽ thực hiện quy trình xử lý yêu cầu và gửi trả lại cho người dùng những dữ liệu cần thiết xuống thiết bị của họ.
Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng VPS
Sau đây là 5 bước cơ bản mà bạn có thể thực hiện để thiết lập cài đặt VPS:
- Bước 1:
Đăng nhập VPS qua tài khoản SSH (Secure Shell)
- Bước 2:
Update những bản cập nhật server mới nhất
- Bước 3:
Tạo cho VPS một user mới và cấp quyền tùy chỉnh cho user đó
- Bước 4:
Kích hoạt chứng thực bằng công cụ Public Key
- Bước 5:
Thiết lập bảo vệ – thiết lập tường lửa cho chính VPS
Việc vận hành một VPS riêng không hề dễ dàng. Hãy đảm bảo rằng bạn có đủ kiến thức chuyên sâu, cũng như có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây chính là một trong những nhược điểm của mô hình server này. Nếu không có đủ trình độ như vậy, hãy chọn một đối tác cung cấp server có trình độ chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành để có thể hỗ trợ bạn trong mọi thao tác cài đặt cũng như trong quá trình điều hành.
Cloud Server có phải là sản phẩm thay thế hoàn hảo cho VPS?
Cloud Server là dạng máy chủ được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý gốc khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN. Dạng máy chủ này hiện được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi. Để có thể kết luận được nó có phải là sản phẩm thay thế hoàn hảo cho VPS không, sau đây sẽ là danh sách những ưu điểm đáng phải kể đến của mô hình máy chủ này:
- Dễ dàng quản trị: Dù bạn không phải là một người có sự hiểu biết sâu rộng về máy chủ ảo , bạn vẫn có thể dễ dàng sử dụng và điều hành cloud server nhờ có sự trợ giúp của các chuyên viên, kỹ thuật viên. Người dùng có thể chủ động trong mọi tình huống, được cung cấp tài khoản portal, có toàn quyền khởi động, backup hay thiết lập cài đặt lại sao cho hợp lí trên hệ thống.
- Tính ổn định cao: Ở Cloud Server tất cả các thành phần đều được thiết lập dự phòng, tự động thay thế khi bị hư hỏng đảm bảo hoạt động bình thường nên hệ thống thông tin của bạn luôn an toàn và sẵn sàng. Ngoài ra, nó còn sở hữu tốc độ truyền tải nhanh và đặc biệt ổn định, có thể chịu được lượng lớn user truy cập cùng một lúc
- Độ an toàn và bảo mật cao: trong khi VPS được khởi tạo và chạy trên một server vật lý, vì lẽ đó mà khi server vật lý bị lỗi hoặc bị treo dẫn đến tình trạng tạm ngưng hoạt động, còn ở hệ thống điện toán đám mây, dữ liệu sẽ luôn được bảo mật, không bị mất dữ liệu do bất kì lỗi nào. Đặc biệt, Cloud server còn có hệ thống bảo mật nhiều lớp, bảo vệ thời gian ra/vào hệ thống, bảo vệ tài nguyên trong hệ thống .
- Nâng cấp và khởi tạo dễ dàng: đối với VPS, thì đây là một nhược điểm lớn thì Cloud server đã khắc phục được. Việc đăng kí và khởi tạo máy chủ hoàn toàn tự động, tiết kiệm cho người dùng kha khá về thời gian và chi phí. Hơn nữa, nhờ lượng tài nguyên lớn từ các máy chủ “mẹ” sẽ khiến cho hệ thống dư thừa thời gian để nâng cấp mà vẫn đảm bảo tốc độ nhanh chóng và sự tiện lợi.
- Ngoài ra còn nhiều tính năng vượt trội như: dễ dàng nhân rộng, kết nối mạng LAN; tốc độ xử lý ưu việt; công nghệ ảo hóa cho năng suất tối đa…
Nhìn chung, Cloud Server đem lại nhiều lợi ích hơn VPS nhờ vào số lượng máy chủ được sử dụng trong một cụm. Nếu như việc kinh doanh của bạn phụ thuộc nhiều vào nguồn dữ liệu của mình, hoặc bạn muốn thiết kế một website lớn thì Cloud Server sẽ là một giải pháp hiệu quả hơn so với VPS.
Mời bạn tham khảo thêm tại IDC Online !