Tổng quan về mô hình đám mây Hybrid Cloud

17/09/2021 lúc 21:41

Để đáp ứng nhu cầu về một mô hình dịch vụ đám mây an toàn, ổn định và hiệu quả hơn thì  đám mây Hybrid Cloud đã được ra đời. Vậy Hybrid Cloud là gì? Nó được ứng dụng như thế nào trong kinh doanh? Và những thách thức khi sử dụng mô hình này là gì ? Hãy cùng IDC Online tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé !

Tìm hiểu về khái niệm Hybrid Cloud

hybrid cloud
Hình 1. Tìm hiểu về khái niệm Hybrid Cloud

Hybrid cloud còn được gọi là đám mây kết hợp . Nó là mô hình điện toán đám mây kết hợp giữa nền tảng private cloud được thiết kế riêng cho một tổ chức được cung cấp bởi 1 bên thứ 3. Và mô hình dịch vụ public cloud (như Google hay Amazon). 

Sự kết hợp của 2 mô hình trên đã mang lại nhiều ưu điểm vượt trội cho Hybrid Cloud. Bằng cách luân chuyển khối lượng công việc giữa Private cloud và Public cloud . Mô hình này mang lại sự linh hoạt và nhiều tùy chọn triển khai dữ liệu hơn cho doanh nghiệp.

Các ứng dụng của Hybrid Cloud trong kinh doanh

hybrid cloud
Hình 2. Các ứng dụng của Hybrid trong kinh doanh
  • Mô hình điện toán này cho phép một doanh nghiệp triển khai Hybrid Cloud “tại chỗ” để lưu trữ các dữ liệu quan trọng. Người dùng có thể cùng lúc sử dụng mô hình Public Cloud của bên thứ ba để lưu trữ các tài nguyên ít quan trọng hơn. Chẳng hạn như thử nghiệm và phát triển các ứng dụng.
  • Hybrid cloud đặc biệt phù hợp với các công việc có tính thay đổi cao hoặc có tính đột biến. Sự luân chuyển linh hoạt của mô hình này cho phép bạn lựa chọn đám mây phù hợp với khối lượng công việc của mình. Nhờ vậy, có thể tạo ra các phương án dự phòng. Chẳng hạn như chuyển sang dùng đám mây công cộng. Khi khối lượng công việc vượt quá khả năng xử lý của đám mây nội bộ.
  • Bên cạnh đó, doanh nghiệp chỉ cần thanh toán cho thời gian sử dụng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí khi không phải đầu tư một hệ thống tốn kém chỉ để sử dụng vài lần trong năm.
  • Hybrid cloud cho phép người sử dụng kết hợp các dịch vụ IT rộng hơn.

Chẳng hạn, một doanh nghiệp có thể xử lý các công việc bên trong private cloud. Đồng thời sử dụng cơ sở dữ liệu hoặc các dịch vụ lưu trữ bên đơn cung cấp public cloud. Điều này mở ra các lựa chọn trong việc tìm các giải pháp lưu trữ nhanh chóng, ổn định mà lại có chi phí thấp cho các công ty. Bên cạnh đó, việc thiết kế server cũng trở nên linh hoạt hơn khi sử dụng hybrid cloud.

Những thách thức khi sử dụng Hybrid Cloud

hybrid cloud
Hình 3. Những thách thức khi sử dụng Hybrid Cloud
  • Các công việc trên Private Cloud phải được tương tác với các nhà cung cấp Public Cloud.  Hybrid Cloud yêu cầu khả năng tương thích API và kết nối mạng ổn định.
  • Đối với mô hình này, có thể xảy ra các vấn đề liên quan đến khả năng kết nối, các vi phạm khi sử dụng dịch vụ (SLA) và các gián đoạn dịch vụ có thể xảy ra khác,… Để giảm thiểu các rủi ro này, tổ chức có thể thiết lập lại các công việc trên hybrid cloud tương thích với nhiều nhà cung cấp public cloud. Tuy nhiên, điều này gây ra sự phức tạp trong thiết kế và thử nghiệm công việc.
  • Trong một số trường hợp, doanh nghiệp sẽ cần phải tái thiết lập lại khối lượng công việc dự kiến cho Hybrid Cloud để gán vào các API của nhà cung cấp dịch vụ Public. Bởi vậy mà cần cân nhắc kỹ lưỡng khi áp dụng mô hình hybrid trong những công việc đòi hỏi khả năng truyền tải thông tin nhanh chóng và mong muốn độ trễ thấp.
  • Một thách thức nữa trong mô hình hybrid cloud là xây dựng và bảo trì Private Cloud . Việc này đòi hỏi mức độ chuyên môn nhất định từ đội ngũ chuyên gia . Việc triển khai phần các phần mềm mở rộng, như cơ sở dữ liệu, hệ thống hỗ trợ và các công cụ khác có thể khiến mô hình trở nên thêm phức tạp.

Hãy đến IDC Online ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc nhé !

Mời bạn tham khảo thêm bài viết khác tại IDC Online trang chuyên chia sẻ kiến thức.