Tìm hiểu về server và các loại máy chủ phổ biến hiện nay
13/09/2021 lúc 11:19
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều trang bị cho mình một hệ thống server hay máy chủ. Bạn đã hiểu rõ về hệ thống server này chưa ? Hãy cùng IDC Online tìm hiểu về server trong bài viết này nhé!
Mục lục
Tìm hiểu về server
Server được hiểu là máy chủ . Có thể coi server là:
- Server là một thiết bị. Server là một máy tính kết nối với mạng máy tính hoặc mạng Internet. Server sở hữu địa chỉ IP tĩnh, năng lực xử lý cao cùng khả năng lưu trữ mạnh mẽ. Ở đó, có thể cài đặt các phần mềm nhằm phục vụ cho các máy tính khác truy cập vào để yêu cầu cung cấp các tài nguyên.
- Server là một hệ thống. Server là một hệ thống bao gồm phần mềm và phần cứng. Server đáp ứng yêu cầu trên một mạng máy tính để hỗ trợ và cung cấp một dịch vụ mạng. Các server có thể chạy trên một máy tính chuyên dụng hoặc nhiều máy tính kết nối mạng. Chúng có khả năng lưu trữ như máy chủ chứa cơ sở dữ liệu (database server), máy chủ thư điện tử (mail server), máy chủ chứa các tập thông tin (file server), …
- Server là một chương trình. Server hoạt động như một dịch vụ để phục vụ những yêu cầu từ những chương trình khác trên các máy tính khác. Hiểu theo ngôn ngữ chuyên môn là client. Điều đặc biệt là các chương trình trên máy chủ và chương trình của máy con có thể cùng hoạt động chung trên một máy tính hay trên nhiều máy tính khác nhau.
Tìm hiểu về vai trò của server
Vai trò chính của server là cung cấp, lưu trữ và xử lý các dữ liệu rồi chuyển đến các máy trạm liên tục 24/7 cho người dùng hay một doanh nghiệp qua mạng LAN hoặc mạng Internet. Máy chủ được kiến trúc để có thể chạy liên tục trong thời gian dài. Và chỉ tạm ngưng hoạt động khi có sự cố gì đó cần bảo trì.
Đối với doanh nghiệp thì máy chủ là dịch vụ quan trọng nhất trong để lưu trữ quản lý thông tin và vận hành những ứng dụng, phần mềm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần tối ưu phần cứng cho Server mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào các máy trạm cá nhân .
Đối với những người dùng đơn lẻ thì máy chủ cũng đóng vai trò là dịch vụ lưu trữ và vận hành những dữ liệu của một hệ thống. Chẳng hạn như những quán net cũng cần sử dụng máy chủ để kết nối đến với các máy trạm khác.
Các loại máy chủ phổ biến hiện nay
Máy chủ riêng (Dedicated Server)
Máy chủ riêng Dedicated Server là máy chủ server chạy với phần cứng và các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng riêng biệt.
Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS)
VPS là máy chủ được tạo ra nhờ sử dụng công nghệ ảo hóa để phân chia máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo con khác nhau trên chính máy chủ vật lý đó. Các máy chủ ảo VPS đó sở hữu đầy đủ các chức năng tương tự như một máy chủ vật lý. Và chúng được chia sẻ tài nguyên phần cứng từ máy chủ vật lý.
Máy chủ đám mây (Cloud Server)
Cloud Server là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau với hệ thống lưu trữ SAN (Storage Area Network). Điểm nổi bật của Cloud Server là khả năng truy xuất dữ liệu nhanh chóng và vượt trội . Điều này giúp cho máy chủ hoạt động ổn định và hạn chế tối đa tình trạng downtime.
Ngoài ra nếu phân theo chức năng thì máy chủ được chia thành những loại sau:
- Máy chủ Web (Web Server). Máy chủ này được cài đặt các phần mềm chuyên dụng dành riêng phục vụ cho việc quản trị và lưu trữ website.
- Máy chủ Email (Mail Server). Máy chủ này hỗ trợ việc gửi và nhận email.
- Máy chủ FPT (FPT Server). Máy chủ này hỗ trợ di chuyển các tệp tin thông qua giao thức truyền tải tập tin FPT- File Transfer Protocol. Các máy chủ FTP có thể truy cập từ xa thông qua các phần mềm FTP chuyên dụng như CuteFTP, FileZilla,…
- Máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server).Database Server được cài đặt các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu. Giúp cho việc quản lý, xử lý và truy xuất các dữ liệu được nhanh chóng. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay: Microsoft SQL Server, MySQL, Oracle, …
- Máy chủ DNS (DNS Server). DNS còn được gọi là hệ thống phân giải tên miền. Máy chủ DNS có chức năng phân giải địa chỉ IP thành tên miền Domain Name và ngược lại.
Hãy đến IDC Online ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc nhé !
Mời bạn tham khảo thêm bài viết khác tại IDC Online trang chuyên chia sẻ kiến thức.