Thông số cần biết khi thuê máy chủ ảo VPS là gì?
02/10/2020 lúc 16:06
Mục lục
VPS là gì?
Virtual Private Server hay VPS là một dạng máy chủ ảo được một dịch vụ lưu trữ trên Internet bán dưới dạng dịch vụ. VPS chạy bản sao hệ điều hành của riêng mình và khách hàng có quyền truy cập superuser vào phiên bản hệ điều hành đó. Họ có quyền cài đặt hầu hết mọi chương trình, phần mềm chạy trên hệ điều hành. VPS có chức năng tương tự như một máy chủ vật lý chuyên dụng vì nó được tạo ra nhờ sự phân chia tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu.
VPS dùng công nghệ ảo hóa để tạo tài nguyên riêng trên server và bạn có toàn quyền sử dụng lượng tài nguyên đã được cấp phát đó một cách tách biệt với những người dùng khác. Mỗi VPS đều là một thống riêng, có thể coi như là một máy tính vì có đủ CPU, RAM, HDD, địa chỉ IP và hệ điều hành riêng. Người dùng có quyền quản lý hoặc khởi động lại hệ thống bất cứ lúc nào mà không ảnh hưởng đến những user khác trong cùng server.
VPS được dùng để làm gì?
Là một trong những công nghệ lưu trữ dữ liệu hiện đại nhất, VPS được ứng dụng rông rãi trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là một số vai trò của VPS:
- Lập trình máy chủ game
- Lưu trữ các website đa dịch vụ (các forum có lượng truy cập lớn, website thương mại điện tử,…)
- Máy chủ cho hệ thống email doanh nghiệp
- Lưu trữ các tài liệu có dung lượng lớn (văn bản, video, ảnh,…)
- Phục vụ các công trình nghiên cứu trong môi trường ảo
- Chạy các chương trình truyền thông trực tiếp
Các thông số quan trọng khi chọn mua VPS
Dù bạn chọn mua VPS ở bất kỳ nhà cung cấp nào thì cũng cần phải lưu ý đến những thông số quan trọng sau:
RAM
RAM là bộ nhớ chính trong máy tính. RAM càng lớn thì đồng nghĩa với khả năng truy xuất dữ liệu càng nhanh. Muốn để VPS hoạt động mượt và ổn định thì bạn nên chọn sản phẩm có càng nhiều RAM càng tốt. Đa số các dịch vụ VPS hiện nay cho phép bạn lựa chọn thông số của RAM từ 512 MB đến tối đa 16GB (trên 16GB là dịch vụ Cloud VPS). Tùy thuộc vào lượng truy cập trang web của mình mà chọn lượng RAM như thế nào cho hợp lý.
Hầu hết các loại RAM đều có điểm tương đồng về mặt hiệu năng. Vì thế khi mua VPS, bạn nên hỏi kĩ nhà cung cấp rằng RAM đó là máy chủ ảo hay máy chủ vật lý.
Ổ đĩa cứng (Disk)
Ổ cứng hay ổ đĩa cứng là không gian lưu trữ được sử dụng để lưu các file cài đặt của hệ điều hành và các file của mã nguồn web bạn lưu trên đó. Ổ cứng chia làm hai loại chính là SDD và HDD
- HDD (Hard Disk Drive) là ổ cứng truyền thống, có ưu điểm là giá thành rẻ, dung lượng lưu trữ lớn nhưng ngược lại, nó có khả năng truy xuất dữ liệu chậm và dễ bị hỏng mất dữ liệu. Ổ HDD vẫn được sử dụng nhiều do giá thành rẻ hơn SDD
- SDD (Solid State Drive) là một loại ổ cứng thể rắn, có ưu điểm là khả năng truy xuất dữ liệu cực nhanh, độ bền cao và có giá cả đắt hơn so với dung lượng lưu trữ dược. SDD được tạo ra nhằm cạnh tranh với ổ cứng HDD truyền thống, cải thiện về sức mạnh tốc độ, độ bảo mật dữ liệu và cả về điện năng tiêu thụ
CPU Core
CPU Core là lõi xử lý CPU. Có 2 chỉ tiêu quan trọng bạn cần quan tâm, đó là số Core và tốc độ xung nhịp. Thông thường, số Core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu càng tốt. Tùy theo gói VPS mà nhà cung cấp dịch vụ đưa ra, bạn có thể chọn loại từ 1 đến 6 cores
Băng thông (Bandwidth)
Băng thông là số lượng data tối đa có thể được truyền tải trong một giây giữa 2 máy tính với nhau thông qua một kết nối mạng. Băng thông càng rộng thì càng nhiều dữ liệu được truyền qua một cách nhanh chóng và thuận lợi.
Hệ điều hành
VPS có 2 hệ điều hành phổ biến là Linux và Windows. Đối với Linux, các thao tác trên máy chủ sẽ linh hoạt và thân thiện với người dùng, hỗ trợ được nhiều ứng dụng và chi phí ít hơn so với Windows. Tuy nhiên, không phải ứng dụng nào cũng chạy tốt trên Linux, hoặc chỉ chạy tốt trên Windows. Bạn nên cân nhắc và xem xét kĩ lưỡng để chọn được hệ điều hành phù hợp.
Thời gian Uptime
Uptime là thước đo thời gian hoạt động mà không bị gián đoạn của 1 hệ thống server. Đây là chỉ số vô cùng quan trọng bởi nó cho biết server của bạn có luôn hoạt động hay không. Nếu server không thể đáp ứng được chỉ số uptime sẽ dẫn đến website không thể hoạt động được. Hiện nay, nhiều nhà cung cấp dịch vụ VPS có thể đáp ứng thời gian uptime lên đến 99%.
Mời bạn tham khảo thêm tại IDC Online !