Server là gì? Tổng hợp kiến thức từ A-Z về máy chủ

25/09/2020 lúc 13:21

Server là một thuật ngữ không còn gì là xa lạ đối với các nhà quản trị mạng, các nhà phát triển web, phát triển game,… Vậy còn bạn thì sao? Nếu bạn là một cá nhân hay doanh nghiệp đang muốn tìm hiểu về server phục vụ cho công việc mình thì đây ắt hẳn là bài viết dành cho bạn. Dưới đây sẽ là những chuỗi thông tin đầy đủ nhất về server.

Server là gì? 

Server, Server Computer, End System đều là những thuật ngữ chung mang nghĩa “máy chủ”. Đây là một hệ thống bao gồm phần mềm và phần cứng máy tính đáp ứng yêu cầu trên một trang máy tính để giúp cho các máy tính khác truy cập và yêu cầu cung cấp, hỗ trợ dịch vụ, tài nguyên (mô hình client – server). Các server có thể chạy trên một máy tính chuyên dụng, mà cũng thường được gọi là “máy chủ”, hoặc nhiều máy tính kết nối mạng có khả năng máy chủ lưu trữ. 

Các máy chủ thường cung cấp các dịch vụ cần thiết cho người dùng qua Internet. Người dùng cũng có thể được cho phép người dùng khác sử dụng thông qua Internet. Dưới đây là các loại server điển hình mà bạn cần biết:

  • Database server – máy chủ cơ sở dữ liệu
  • File server – máy chủ lưu trữ file (Dropbox, Google Drive,..)
  • Print server – máy chủ in
  • Game server – máy chủ trò chơi (phục vụ các loại game như Liên Minh Huyền Thoại, PUBG,…)
  • Mail server – máy chủ mail (Yahoo mail, Yandex,…)
  • Web server – máy chủ web (phục vụ nhu cầu mua bán của người dùng như Shopee, Amazon,… hoặc các nhu cầu khác như học tập, đọc tin tức,…)
  • Application server – máy chủ ứng dụng (hoặc máy chủ cung cấp dịch vụ web, mail, database,…)
Server là gì ?
Server là gì ?

Vai trò của máy chủ 

Máy chủ có vai trò chính là lưu trữ, cung cấp và xử lý dữ liệu, sau đó chuyển tiếp đến các máy trạm liên tục cho người dùng hoặc là một tổ chức qua mạng LAN hoặc trên Internet trong thời gian là 24/7.

Đối với doanh nghiệp, khi sử dụng máy chủ sẽ nhận được những lợi ích như sau: quản trị server trực tiếp hoặc từ xa một cách dễ dàng; tài nguyên không bị hạn chế, băng thông rộng, không gian lưu trữ đảm bảo cho một lượng lớn user truy cập cùng một lúc; người dùng được cài đặt và cấu hình theo mong muốn và nhu cầu riêng; không cần phải chia sẻ với những người dùng khác và tính năng bảo mật cao, hạn chế được nhiều rủi ro, xâm nhập từ bên ngoài. 

Ngoài ra trong cuộc sống, máy chủ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng mà có thể bạn không để ý. Việc gọi hay nhắn tin cũng dùng chung phương thức trên (client – server), thông qua máy chủ nhà mạng để trao đổi thông tin. Tương tự khi bạn sử dụng ti-vi hay các loại truyền hình vô tuyến, phương thức trên cũng được áp dụng với mệnh lệnh từ người dùng (client) mỗi khi chuyển kênh. 

Phân loại máy chủ

Dưới đây là 3 loại máy chủ phổ biến nhất đang hiện hành:

Máy chủ riêng (Dedicated)

Đây là một trong những dịch vụ cung cấp máy chủ dùng riêng nổi tiếng đang hiện nay. Dedicated server là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM,… (thực chất đây là máy chủ vật lý). Các nhà cung cấp server sẽ tư vấn cho khách hàng lựa chọn máy chủ có cấu hình phù hợp nhất. Những server dùng riêng này sẽ hoạt động độc lập riêng rẽ. Còn trong trường hợp khách hàng mua server dành cho các website lớn thì các server khác thường sẽ share với các website khác. Phương thức hoạt động là các nhà cung cấp sẽ quản trị từ xa và cài đặt các phần mềm, ứng dụng. Ưu điểm lớn nhất của loại server này là độ bảo mật cao. Đổi lại, chi phí dành cho server này là rất cao. Cùng với đó, việc nâng cấp máy chủ riêng đòi hỏi cần những người có kiến thức chuyên sâu về phần cứng và máy chủ mới có thể đảm bảo được những linh kiện tạo ra máy chủ. 

Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS)

VPS là mô hình máy chủ phát triển dựa trên máy chủ vật lý, được tạo ra nhờ công nghệ ảo hóa thay vì sử dụng phần mềm quản lý (hosting control panel) thông thường để quản lý, tạo tài nguyên riêng của bạn trên server,cho phép bạn sử dụng tách biệt tài nguyên đó khỏi sự dùng chung với các người dùng khác cùng server vật lý. Một VPS có thể chứa được hàng trăm hosting khác . VPS được sử dụng để tạo ra một server tương tự như một server vật lý, cơ chế hoạt động có thể hiểu như sau: bất kể khi nào người dùng muốn truy cập website, browser của họ sẽ gửi yêu cầu tới máy chủ và máy chủ sẽ trung chuyển những dữ liệu cần thiết qua mạng tới máy tính của họ. Một ưu điểm lớn nhất của mô hình này cần phải kể tới đó là chi phí rẻ và cài đặt linh hoạt, đặc biệt hiệu quả trong việc xây dựng hệ thống mail server, web server,… Hiệu năng bảo mật trong máy chủ cũng được đánh giá cao. Tuy nhiên, để quản lý VPS thì cần đến nhiều kiến thức kỹ thuật chuyên sâu, tốn thời gian và chi phí để nâng cấp tài nguyên, năng suất làm việc của VPS đôi khi sẽ không đạt mức mong muốn. 

Mô hình máy chủ ảo
Mô hình máy chủ ảo

Máy chủ đám mây (Cloud Server)

Cloud Server là dạng máy chủ được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý gốc khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN. Bạn có thể hiểu đơn giản như sau: “đám mây” là chỉ sự liên kết giữa các máy tính, thông tin và dữ liệu ở đây được trao đổi qua “cloud”; để sử dụng tài nguyên thì người dùng phải liên kết thiết bị của mình với “cloud”. Loại máy chủ này có những ưu điểm nổi trội hơn VPS về tính ổn định và linh hoạt. Cloud server có thể phục vụ được website có lượng truy cập lớn mà không hề làm mất tính ổn định. Ngoài ra việc nâng cấp cũng rất dễ dàng, khả năng truy cập từ xa hiệu quả, khả năng bảo mật cao, quản lý dễ dàng,… Tuy nhiên, so với máy chủ riêng thì máy chủ đám mây vẫn có tính bảo mật thấp hơn. Nhìn chung, Cloud Server vẫn là một mô hình máy chủ tốt nhất hiện nay.

Mời bạn tham khảo thêm tại IDC Online !