Phân biệt Public Cloud và Private Cloud

18/09/2021 lúc 19:21

Public Cloud và Private Cloud có thể nói là 2 mô hình điện toán đám mây phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn còn đang mơ hồ và muốn tìm hiểu về 2 mô hình này, hãy cùng IDC Online tham khảo bài viết dưới đây nhé !

Tìm hiểu khái niệm Public Cloud

public cloud private cloud
Hình 1. Tìm hiểu về khái niệm Public Cloud

Public Cloud hay còn được gọi là đám mây công cộng (đám mây chung). Đây là  mô hình dịch vụ được thiết lập trên nền tảng  công nghệ điện toán mấy(Cloud computing), được tạo ra bởi một bên thứ 3 đến người sử dụng thông qua mạng internet công cộng. Ngoài ra, Public Cloud không giới hạn đối tượng sử dụng. Vì vậy mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng dịch vụ đám mây công cộng này.

Khi sử dụng dịch vụ Public Cloud, nhà cung cấp xây dựng cho bạn những tài nguyên như là bộ nhớ có sẵn, ứng dụng, máy ảo cho mọi người dùng trên internet. Có 2 hình thức để sử dụng Public Cloud là miễn phí hoặc trả phí. Đối với dịch vụ trả phí sẽ áp dụng mô hình pay-per-usage . Đây là mô hình trả phí dựa trên những dung lượng mà bạn sử dụng.

Tìm hiểu khái niệm Private Cloud

public cloud private cloud
Hình 2. Tìm hiểu về khái niệm Private Cloud

Các đám mây riêng – Privated Cloud hay gọi là đám mây nội bộ, đám mây doanh nghiệp. Private Cloud nằm trong mạng nội bộ hoặc trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp. Nơi mà tất cả dữ liệu của doanh nghiệp được bảo vệ bởi hệ thống tường lửa. Privated cloud sẽ là lựa chọn tuyệt với cho những doanh nghiệp đã xây dựng cho mình các trung tâm dữ liệu đắt tiền khi có thể tận dụng được chính cơ sở hạ tầng hiện tại. Private Cloud ra đời sau, kế thừa được nhiều ưu điểm của Public Cloud. Bên cạnh đó, nó có một ưu điểm vượt trội hơn hẳn là tính bảo mật. Bởi tính mở của Public Cloud.

Phân biệt Public Cloud và Private Cloud

public cloud private cloud
Hình 3. Phân biệt Public Cloud và Private Cloud

Chi phí sử dụng

So với Privated Cloud, Public Cloud tiết kiệm hơn. Do cắt giảm được các khoản chi phí đắt tiền từ việc mua, quản lý, duy trì cơ sở hạ tầng phần cứng và các ứng dụng tại chỗ. Bởi công việc này đã có đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây chịu trách nhiệm. Bởi Public Cloud hướng đến mục tiêu có thể nhiều đối tượng sử dụng, nên họ đã tối ưu chi phí nhất có thể. Với một cá nhân không có nhiều tiền, thì cũng có thể sử dụng Public Cloud.

Bảo mật và khả năng triển khai

Public Cloud được triển khai nhanh hơn so với triển khai cơ sở hạ tầng tại chỗ .Và nó cung cấp nền tảng với khả năng mở rộng gần như vô hạn. Tuy nhiên với mô hình này, thì bảo mật vẫn là một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp cần quan tâm. Bởi mô hình này từ xưa đến nay vẫn được nhiều doanh nghiệp đánh giá là không có tính bảo mật cao . Thực tế thì bạn không thể kiểm soát được sự an toàn dữ liệu của Public Cloud. Nhưng tất cả dữ liệu của bạn được tách biệt với những người dùng khác. Và vi phạm an ninh xảy ra trên Public Cloud là điều rất hiếm xảy ra.

Public Cloud được triển khai chính xác, an toàn như một đám mây riêng được quản lý hiệu quả nhất. Vấn đề đặt ra là bên phía nhà cung cấp có sử dụng đúng các phương thức bảo mật thích hợp hay không.

Tương tự như Privated Cloud, Public Cloud cũng có những lợi thế điểm mạnh, và tồn tại những điểm yếu riêng. Dù vậy, cả hai mô hình đám mây này đều mang đến những lợi ích về hiệu quả cho doanh nghiệp. Và thúc đẩy quá trình kinh doanh. Khi đã nắm rõ và hiểu được 2 mô hình Public Cloud và sự khác biệt của chúng. Doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định lựa chọn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình.

Hãy đến IDC Online ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc nhé !

Mời bạn tham khảo thêm bài viết khác tại IDC Online trang chuyên chia sẻ kiến thức.