Máy chủ ảo VPS là gì? Công dụng, tính năng và cách sử dụng VPS
30/01/2022 lúc 09:28
Máy chủ ảo VPS là gì ? VPS có những tính năng gì ? Hãy cùng IDC Online tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Mục lục
Khái niệm máy chủ ảo VPS
Virtual Private Server hay còn viết tắt là VPS, là một dạng máy chủ ảo hoạt động dựa trên phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo, tức là một máy chủ có thể chạy nhiều hệ điều hành cùng một lúc. Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn biệt lập, có hệ điều hành riêng, có CPU, ổ đĩa, RAM và địa chỉ IP riêng. Thực chất, VPS là một phần được tách ra từ máy chủ vật lý ban đầu nên nó cũng mang những tính năng tương tự của máy chủ ban đầu. Người dùng có quyền được sử dụng toàn bộ tài nguyên được cung cấp và quản lý hệ thống theo ý muốn, nhu cầu của bản thân.
VPS được tạo ra nhờ công nghệ ảo hóa thay vì sử dụng phần mềm quản lý thông thường để quản lý. Do tính ổn định và hiệu suất sử dụng tài nguyên của VPS luôn vượt trội hơn so với hosting nên số lượng VPS luôn thấp hơn nhiều lần so với số lượng hosting nếu cài đặt trên cùng một server vậ lý. Một VPS có thể chứa hàng trăm hosting khác nhau.
Khi nào thì sử dụng VPS?
Ngày nay, VPS được sử dụng để phục vụ cho những công việc như:
- Lưu trữ dịch vụ của các website
- Tạo lập máy chủ game
- Xây dựng hệ thống mail server, web server cho doanh nghiệp
- Chạy các chương trình truyền thông trực tiếp
- Tạo ra các môi trường ảo để lập trình, nghiên cứu
- Phát triển platform
Lợi ích của máy chủ ảo
- VPS làm việc hoàn toàn như một máy chủ riêng biệt, người dùng có toàn quyền quản lý VPS ở mức quản trị cao nhất và có độ bảo mật dữ liệu cao
- Chi phí cài đặt cũng như bảo dưỡng và đầu tư thấp, tiết kiệm được chi phí cho người dùng
- Sử dụng IP tĩnh và được cấp không giới hạn IP tĩnh
- VPS được sử dụng để thiết lập web server, mail server cũng như các ứng dụng server khác, đồng thời cài đặt riêng theo mục đích sử dụng cũng như việc dễ dàng chia sẻ cũng như truyền tải dữ liệu giữa các chi nhánh khác nhau
- Người dùng có thể nâng cấp cấu hình máy chủ, băng thông và lưu lượng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng (tuy nhiên quá trình này sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí)
- Người quản trị có quyền truy cập cao nhất (administrator) để cài đặt và cấu hình cho VPS, dữ liệu của khách hàng đều được lưu trữ độc lập nên có tính bảo mật cao hơn rất nhiều so với shared hosting
Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng của máy chủ ảo VPS
Thông thường, để cài đặt VPS một cách hoàn chỉnh và có thể hoạt động một cách hiệu quả lâu dài về sau, bạn cần thực hiện tất cả 5 bước dưới đây:
- Bước 1: Tạo tài khoản đăng nhập SSH để đăng nhập VPS
- Bước 2: Tiến hành cập nhật server mới nhất
- Bước 3: Tạo lập một user mới trên VPS và cấp quyền hạn tùy chỉnh cho user đó
- Bước 4: Vận hành chương trình kích hoạt chứng thực bằng công cụ Public Key
- Bước 5: Thiết lập tường lửa để bảo vệ VPS của bạn
Vì sao phải thiết lập lại những cài đặt khi mới mua một máy chủ ảo VPS?
Khi bạn tiến hành thuê/mua một VPS, nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp luôn cho bạn quyền truy cập vào Control Panel. Các thông số thường được cài đặt sẵn để bạn có thể truy cập và thực hiện các hoạt động trên đó ngay khi được cài đặt xong. Về cơ bản, quyền truy cập Control Panel mà nhà cung cấp đã thiết lập sẵn cho bạn vẫn đảm bảo đủ các nhu cầu sử dụng.
Tuy nhiên, một điểm hạn chế là khi bạn đồng ý sử dụng luôn bản thiết lập này thì sẽ không thể điều chỉnh lại các thông số của máy chủ theo ý bạn, do bạn đã chấp nhận quyền chia sẻ cài đặt và chấp nhận việc dùng chung mặc định này với tất cả những người dùng VPS trong cùng hệ thống máy chủ ban đầu.
VPS có đầy đủ các yếu tố để coi như một máy tính bình thường. Bạn có thể xem đây như một máy tính của bạn. Nhà cung cấp chỉ có thể giúp bạn cài đặt những chương trình cơ bản và thiết yếu nhất để một máy tính có thể hoạt động bình thường. Còn để phục vụ những mục đích riêng theo nhu cầu cá nhân, có một môi trường làm việc tương thích cao cho công việc của mình thì bạn cần phải tự thiết lập các chương trình, cài đặt thêm một số ứng dụng cần thiết để website có thể có một môi trường hoạt động tốt nhất.
Mời bạn tham khảo thêm tại IDC Online !