Hosting SSD là gì? Có nên sử dụng cho doanh nghiệp hay không?

16/03/2022 lúc 10:26

Chắc hẳn không phải doanh nghiệp nào sử dụng Website cũng hiểu về Hosting SSD. Vậy Hosting SSD là gì? Doanh nghiệp có nên sử dụng Hosting hay không? Hãy cùng IDC Online tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Tìm hiểu về Hosting SSD

Hosting SSD
Hình 1. Tìm hiểu về Hosting SSD

Hosting SSD là từ viết tắt của cụm từ “Hosting Solid State Drives”. Các ổ đĩa được sử dụng để gia tăng hiệu suất của trang web trên internet. Đây là loại hosting đặc biệt dành cho các website doanh nghiệp có lượt truy cập thường xuyên, cần có tốc độ truy cập nhanh và khả năng xử lý ổn định. Hoặc đơn giản là doanh nghiệp của bạn đang cần một hosting mạnh hơn mà không có nhu cầu sử dụng các hosting khác.

SSD không có các bộ chuyển động bên trong như ổ cứng phổ biến hiện nay. Mà sử dụng bộ nhớ flash. Do vậy, khi mất điện nó vẫn có thể lưu trữ lại thông tin của người dùng.

Các công nghệ áp dụng cho SSD tương tự như các hệ thống HDD truyền thống. Nhưng lại có sự khác biệt rõ ràng về tốc độ truy cập và xử lý.

Sự khác nhau giữa Hosting SSD và Hosting HDD

Hosting SSD
Hình 2. Sự khác nhau giữa Hosting SSD và Hosting HDD

SSD không phân mảnh, bởi nó sử dụng các đĩa quay để ghi lại dữ liệu. Đối với ổ cứng HDD sẽ phân mảnh các dữ liệu cần lưu trữ đó. Và gây ảnh hưởng tới chất lượng của tập tin. Bên cạnh đó, ổ cứng SSD không có đầu đọc vật lý. Do vậy mà các dữ liệu sẽ được bảo đảm an toàn. 

Hosting HDD

HDD là ổ đĩa cứng được sử dụng để đọc, ghi dữ liệu. Ưu điểm nó là dung lượng ổ đĩa cao, dao động từ 100GB đến 4TB. Cùng với đó, giá thành rất rẻ nên được khá nhiều doanh nghiệp nhỏ lựa chọn. 

Tuy nhiên, HDD không có chống sốc và nó dễ bị tổn thương. Hơn nữa, tốc độ đọc/ghi  thấp nên tốc độ truy cập website cũng bị ảnh hưởng theo.

Hosting SSD

SSD lưu trữ dữ liệu trên vi mạch, không giống như ổ đĩa cứng thông thường. Do vậy, nó không sử dụng bất kỳ bộ phận chuyển động nào. Nhờ đó mà việc tìm và đọc vị trí nhanh hơn và độ đáng tin cậy cũng cao hơn. Hiệu suất của hosting SSD rất cao. Khi truy cập dữ liệu sẽ nhanh hơn 100 lần so với ổ cứng thông thường. Đồng thời khả năng truyền dữ liệu nhanh hơn gấp 4 lần.

Ưu và nhược điểm của Hosting SSD

Hosting SSD
Hình 3. Ưu và nhược điểm của Hosting SSD

Ưu điểm

  • Đảm bảo an toàn cho dữ liệu: HDD có nhiều chuyển động đến từ các bộ phận khác nhau nên chúng rất dễ bị bào mòn. Ngược lại, SSD lại không có chuyển động của phần nào để truy cập dữ liệu. Bởi vậy, dữ liệu của khách hàng được an toàn hơn.
  • Độ bền của SSD. SSD không sử dụng cơ chế cơ học nên  vẫn đảm bảo an toàn dữ liệu. Kể cả trong trường hợp máy tính hay các thiết bị lưu trữ bị tác động bởi ngoại lực. Đa phần, các ổ cứng HDD bình thường sẽ bị hư hỏng nếu như chúng bị va chạm mạnh.
  • Tốc độ cao hơn HDD. Cơ chế làm việc của ổ cứng SSD đem lại hiệu suất cao hơn so với HDD. Do đó, Hosting SSD nhanh hơn so với HDD khoảng 6,7 lần.

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của Hosting SSD chính là giá thành đắt hơn nhiều so với các ổ cứng thông thường khác. Đây cũng chính là lý do khiến cho ổ HDD vẫn được nhiều người lựa chọn. Có thể nói, giá thành cao chính là rào cản khiến hosting SSD chưa được sử dụng rộng rãi.

Để khắc phục tình trạng này, nhiều doanh nghiệp thường sử dụng kết hợp một ổ cứng SSD và HDD với nhau. Khi đó, các dữ liệu thường xuyên sử dụng sẽ được lưu trữ trên ổ cứng SSD. Còn các dữ liệu ít dùng hoặc tần suất ít sử dụng, sử dụng không thường xuyên sẽ được lưu trữ trên HDD. 

Nhìn chung, các hosting sử dụng ổ cứng HDD có mức độ phổ biến cao hơn so với SDD. Tuy nhiên, hosting SSD vẫn là sự lựa chọn tối ưu nhất nếu như các doanh nghiệp có tài chính ổn định, muốn có tốc độ, mức độ chắc chắn và ổn định.

Có nên sử dụng Hosting SSD cho doanh nghiệp không?

Như đã nói ở trên thì sử dụng hosting SSD cho doanh nghiệp sẽ hợp lý trong trường hợp website có lượng truy cập lớn. Những ưu điểm vượt trội nêu trên đã đưa ra tất cả những lý do mà doanh nghiệp nên sử dụng hosting SSD. Ngoại trừ, nhược điểm là về giá thành. Do vậy, bạn cần cân nhắc nhu cầu sử dụng và tình hình tài chính của công ty mà có thể đưa ra một sự lựa chọn nhé. Hy vọng với những thông tin IDC Online cung cấp sẽ giúp bạn có câu trả lời cho mình.

Hãy đến IDC Online ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc nhé !

Mời bạn tham khảo thêm bài viết khác tại IDC Online: So sánh Cloud Server – VPS – Dedicated Server