Giới thiệu khái quát về VPS Server
06/10/2020 lúc 09:52
Định nghĩa VPS Server
VPS hay còn gọi là máy chủ riêng ảo, được xem như là một bản sao của hệ điều hành. Người dùng có thể truy cập website theo các cấp giống với hệ điều hành (OS) thông thường, do đó mà trên hệ thống VPS có thể cài đặt hầu hết các phần mềm chạy trên OS đó. VPS tạo cho người dùng cảm giác giống như một máy chủ chuyên dụng do có đầy đủ các phần như CPU, RAM, ổ cứng,..
Khái niệm máy chủ riêng ảo có thể được giải thích dễ hiểu hơn như sau: bạn hãy coi nó như một server ảo phục vụ cho mục đích cá nhân, giống như máy chủ vật lý riêng biệt dành cho mỗi người dùng cụ thể. Máy chủ riêng ảo cung cấp những tính năng và quyền riêng tư tương tự như một máy tính vật lý thông thường. Mỗi máy chủ ảo là một phần được tách ra từ máy chủ vật lý ban đầu, có hệ điều hành riêng biệt, và sử dụng phần tài nguyên được chia sẻ từ máy chủ gốc đó.
Mỗi VPS có thể bao gồm phần mềm máy chủ web, chương trình File Transfer Protocol, hệ thống mail server và các loại phần mềm, ứng dụng khác nhau phục vụ cho những mục đích đa dạng của người dùng.
VPS hoạt động như thế nào?
Theo đúng như tên gọi của nó – Virtual Private Server – cơ sở của việc lưu trữ dữ liệu trong VPS xoay quanh việc ảo hóa. Nhờ công nghệ ảo hóa mà toàn bộ máy chủ có thể được “chia nhỏ” và phân bổ cho nhiều người dùng khác nhau. Các VPS chia sẻ một server vật lý duy nhất, nhưng mỗi VPS đều đạt được lợi ích của riêng mình, có thể thiết lập và xác định cấu hình không gian của chúng như thể nó hoàn toàn thuộc về chúng. Nhờ vào đó mà VPS mang lại cho người dùng khả năng điều hành linh hoạt cao cùng với quyền riêng tư nhất định.
Công nghệ ảo hóa sẽ đánh giá toàn bộ hệ thống server và tiến hành phân chia tài nguyên cho các tài khoảng khác một cách hợp lý dựa vào những dịch vụ, phần mềm mà khách hàng đã chi trả. Mỗi chủ tài khoản sẽ được chỉ định sử dụng dung lượng RAM cụ thể theo quy định trong hợp đồng lưu trữ khi thực hiện việc thuê/mua của họ. Lượng tài nguyên được cấp phát cho mỗi VPS mang tính sở hữu riêng, người dùng sẽ có toàn quyền sử dụng nguồn tài nguyên đó mà không lo bị ảnh hưởng bởi người dùng khác.
Ưu nhược điểm của VPS Server
Ưu điểm
VPS cung cấp một dung lượng lưu trữ và băng thông khổng lồ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Và như đã nói ở trên, tài nguyên được phân bổ đạt tối đa hiệu quả, mỗi VPS sẽ sở hữu một dung lượng tài nguyên nhất định và chỉ người dùng VPS đó mới có toàn quyền sử dụng, không phải chia sẻ cho người dùng nào khác.
Bạn có thể nâng cấp hay hạ cấp gói dịch vụ của mình bất cứ lúc nào tùy theo nhu cầu sử dụng. Với cấu hình linh hoạt trên server, bạn có thể chạy các tệp batch để tạo thêm nhiều dịch vụ bên trong server , sử dụng toàn quyền truy cập shell.
Chi phí dành cho VPS là rẻ hơn so với Dedicated Hosting sử dụng thiết bị vật lý. Do có thể tùy chỉnh gói dịch vụ nên bạn chỉ phải trả tiền cho những gì đã đăng kí sử dụng. Trung bình giá thuê dịch vụ VPS hiện nay dao động từ vài chục đến và trăm ngàn một tháng – một con số khá là hợp lý.
VPS giúp bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn so với Share Hosting. Bạn có quyền truy cập root, khởi tạo lại hệ thống bất cứ khi nào và có thể sử dụng các scripts không dùng được trong môi trường của Shared Hosting.
Một trong những ưu điểm khác của VPS đó là khả năng mở rộng. VPS có thể dễ dàng mở rộng, bắt đầu thuê với một số lượng tài nguyên nhất định và sau đó có thể tăng dung lượng gói lưu trữ nếu trang web của bạn có lượng truy cập tăng cao và cần lưu trữ nhiều dữ liệu hơn. Bạn sẽ không bị lãng phí tài nguyên như khi sử dụng loại máy chủ vật lý có dung lượng cố định.
Nhược điểm
Trong khi để quản lý Shared Hosting, bạn có thể dễ dàng thực hiện các thao tác quản trị một cách cơ bản. Còn để quản trị được hệ thống server của VPS, bạn cần phải trang bị cho những mình những kiến thức và các kĩ năng một cách chuyên sau và đầy đủ, hoặc phải có một quản trị viên riêng có thể đáp ứng được những yêu cầu đó nhằm tránh lãng phí cấu hình, gây tốn kém chi phí. Chỉ cần một thao tác sai mà làm VPS gặp sự cố, VPS có thể bị gián đoạn hoạt động, thậm chi s trong tình huống xấu hơn là nó vẫn chạy nhưng bị hổng bảo mật rất nhiều.
Nhược điểm thứ hai là vấn đề bảo trì. Bảo trì mỗi VPS là rất khó vì mỗi user có hệ điều hành và phần mềm riêng. Hệ thống cùng một lúc vừa phải duy trì tất cả hệ điều hành trong server, vừa phải đảm bảo thời gian uptime chuẩn là một công việc rất khó khăn vì còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nữa như bảo mật, nâng cấp, mở rộng,…
Ngoài ra, còn một số hạn chế khác như VPS sẽ khó quản lý khi lưu lượng truy cập đột ngột tăng cao bất ngờ, hoạt động đôi lúc sẽ không hiệu quả và thi thoảng gặp vấn đề về bảo mật.
Tóm lại thì VPS server vẫn là một phương án khá hay để thay thế cho máy chủ vật lý truyền thống . Nếu bạn chỉ là một doanh nghiệp nhỏ lẻ và vận hành một website có cấu hình đơn giản, không nặng dữ liệu thì VPS là một lựa chọn sáng suốt và hợp túi tiền. Bạn có thể tham khảo các gói dịch vụ VPS khác nhau tại đây: https://idconline.vn/vps-server.html.
Mời bạn tham khảo thêm tại IDC Online !