Dùng Cloud server để tăng cường tính bảo mật của doanh nghiệp
29/05/2023 lúc 15:38
Sử dụng Cloud server có thể đóng góp vào việc tăng cường tính bảo mật cho doanh nghiệp của bạn. Bảo mật dữ liệu là vấn đề rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Cloud Server cần phải nghĩ đến việc tăng cường bảo mật dữ liệu. Dưới đây là một số cách mà Cloud server có thể giúp cải thiện tính bảo mật.
Mục lục
Bảo mật điện toán đám mây (Cloud Security):
Cloud Security là một nhánh nhỏ trong lĩnh vực bảo toàn an ninh mạng dành riêng cho việc bảo mật. Trong các hệ thống điện toán đám mây, bao gồm các vấn đề về việc giữ cho dữ liệu luôn được riêng tư. Và an toàn trên cơ sở hạ tầng, ứng dụng và các nền tảng trực tuyến thuộc đám mây.
Việc bảo mật hệ thống đám mây liên quan đến những nỗ lực của cả nhà cung cấp dịch vụ. Và khách hàng sử dụng chúng, cho dù là một cá nhân, doanh nghiệp hay cả các Tập đoàn lớn.
Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lưu trữ các dịch vụ trên máy chủ của họ. Thông qua việc giữ cho mạng Internet luôn được mở. Hoạt động kinh doanh của các nhà cung cấp dựa trên sự tin tưởng của khách hàng, họ phải có những phương pháp. Bảo mật đám mây phù hợp với mong muốn giữ cho dữ liệu của khách hàng được riêng tư và an toàn.
Tuy nhiên, các đám mây có được bảo mật hay không cũng sẽ phụ thuộc. Một phần không nhỏ vào khách hàng sử dụng, bởi nếu họ không kịp thời phát hiện và báo cáo. Việc dữ liệu mất mát hoặc bị tin tặc đánh cắp là điều không thể tránh khỏi. Do đó, hiểu được cả hai khía cạnh này là mấu chốt của một giải pháp bảo mật đám mây.
Một số cách mà Cloud server có thể giúp cải thiện tính bảo mật cho doanh nghiệp
Bảo vệ vật lý:
- Trung tâm dữ liệu an toàn. Đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ đám mây của bạn hoạt động từ một trung tâm dữ liệu an toàn. Trung tâm dữ liệu nên có các biện pháp bảo vệ như hệ thống an ninh với camera giám sát, bảo vệ 24/7.
- Sao lưu và phòng cháy chữa cháy. Trung tâm dữ liệu nên có hệ thống sao lưu dự phòng để đảm bảo rằng dữ liệu không bị mất. Cần có các biện pháp phòng cháy chữa cháy hiệu quả để bảo vệ các máy chủ, thiết bị khỏi nguy cơ cháy nổ.
- Kiểm soát truy cập. Các trung tâm dữ liệu nên áp dụng các biện pháp kiểm soát truy cập nghiêm ngặt. Để chỉ cho phép nhân viên có quyền truy cập vào khu vực quan trọng.
- Hệ thống làm mát. Cần được thiết kế và vận hành chính xác để đảm bảo rằng máy chủ, các thiết bị không bị quá nhiệt. Quá nhiệt có thể gây hỏng hóc và làm gián đoạn hoạt động của máy chủ.
- Bảo vệ vật lý cho thiết bị lưu trữ. Đối với các máy chủ đám mây dựa trên ổ cứng hoặc các thiết bị lưu trữ khác. Cần có các biện pháp bảo vệ vật lý như khóa an toàn, hệ thống giám sát và các biện pháp khác. Để đảm bảo rằng dữ liệu của bạn không bị truy cập trái phép hoặc mất mát.
Xem thêm: Tối ưu hóa chi phí bảo trì, vận hành trên Cloud server
Bảo mật mạng:
- Tường lửa. Sử dụng tường lửa để kiểm soát và giám sát lưu lượng mạng giữa máy chủ đám mây và Internet.
- Mạng riêng ảo (VPN): Sử dụng mạng riêng ảo. Để tạo một kênh kết nối an toàn giữa máy chủ đám mây và các nguồn dữ liệu từ xa. VPN sử dụng mã hóa để bảo vệ dữ liệu trong quá trình truyền.
- Mã hóa dữ liệu. Đảm bảo rằng dữ liệu truyền qua mạng giữa máy chủ và các nguồn dữ liệu từ xa được mã hóa. Sử dụng giao thức mã hóa mạnh như SSL/TLS để bảo vệ dữ liệu trước khi nó được gửi qua mạng.
- Phát hiện xâm nhập: Triển khai các hệ thống phát hiện xâm nhập. Để giám sát hoạt động mạng và phát hiện các hoạt động đáng ngờ hoặc các cuộc tấn công mạng.
- Quản lý quyền truy cập: Áp dụng các chính sách và quyền truy cập nghiêm ngặt. Để đảm bảo chỉ có những người có quyền được truy cập vào máy chủ đám mây và dữ liệu.
- Cập nhật và vá lỗi: Đảm bảo rằng hệ điều hành và phần mềm trên máy chủ đám mây. Được cập nhật thường xuyên với các bản vá lỗi mới nhất.
- Giám sát và theo dõi: Thực hiện giám sát và theo dõi hoạt động mạng của máy chủ đám mây.
- Kiểm tra thâm nhập: Thực hiện kiểm tra thâm nhập định kỳ. Để đánh giá mức độ bảo mật của máy chủ đám mây và tìm ra các điểm yếu có thể bị tấn công.
Quản lý danh sách kiểm soát truy cập:
- Xác thực người dùng: Xác thực người dùng là quá trình xác định danh tính của người dùng. Và xác nhận rằng họ có quyền truy cập vào máy chủ đám mây. Phương pháp xác thực có thể bao gồm mật khẩu, chứng chỉ số, mã PIN…
- Quản lý người dùng và vai trò: Quản lý người dùng và vai trò. Là việc xác định và quản lý quyền truy cập của từng người dùng và vai trò trong hệ thống. Điều này giúp đảm bảo rằng mỗi người dùng chỉ có quyền truy cập vào những tài nguyên cần thiết và phù hợp.
- Quản lý quyền truy cập: Là quá trình xác định và kiểm soát. Quyền truy cập của người dùng và hệ thống vào các tài nguyên và chức năng trên máy chủ đám mây.
- Theo dõi và ghi nhật ký. Là quan trọng để giám sát và phát hiện các hoạt động bất thường hoặc đáng ngờ. Ghi nhật ký cung cấp thông tin về người dùng, thời gian, địa chỉ IP và hoạt động truy cập.
- Kiểm tra thẩm định bảo mật: Kiểm tra thẩm định bảo mật. Là quá trình đánh giá và kiểm tra tính bảo mật của hệ thống và danh sách kiểm soát truy cập.
Xem thêm: Các tiêu chuẩn an ninh của Cloud server
Sao lưu và khôi phục dữ liệu:
- Chiến lược sao lưu: Để bảo vệ dữ liệu của bạn, bạn cần có một chiến lược sao lưu đáng tin cậy. Điều này gồm lựa chọn phương pháp sao lưu thích hợp, tần suất sao lưu, lưu trữ sao lưu ở nơi an toàn. Có thể sử dụng các phương pháp sao lưu như sao lưu toàn bộ hệ thống. Sao lưu theo lịch trình hoặc sao lưu tập trung vào dữ liệu quan trọng.
- Sao lưu định kỳ. Quan trọng là thực hiện sao lưu định kỳ để đảm bảo rằng dữ liệu mới nhất của bạn được sao lưu. Tần suất sao lưu phụ thuộc vào mức độ thay đổi của dữ liệu và mức độ quan trọng của nó. Có thể sao lưu hàng ngày, hàng tuần hoặc theo lịch trình tùy thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp của bạn.
- Kiểm tra và xác minh sao lưu: Thường xuyên kiểm tra và xác minh tính toàn vẹn của các bản sao lưu. Để đảm bảo rằng dữ liệu đã được sao lưu một cách chính xác.
- Lưu trữ sao lưu ngoại tuyến: Để đảm bảo tính an toàn và khả năng phục hồi cao. Nên lưu trữ các bản sao lưu ở nơi ngoại tuyến, ngoài hệ thống chính.
- Khôi phục dữ liệu: Bên cạnh việc sao lưu, bạn cần có một quy trình khôi phục dữ liệu đúng. Để khôi phục lại dữ liệu trong trường hợp sự cố xảy ra. Quy trình này bao gồm việc xác định dữ liệu cần phục hồi, sử dụng bản sao lưu phù hợp. Và thực hiện các bước khôi phục dữ liệu một cách an toàn và chính xác.
Giảm thiểu rủi ro từ thiết bị di động:
Để giảm thiểu rủi ro từ thiết bị di động, có một số biện pháp bạn có thể thực hiện:
- Mật khẩu bảo vệ. Đặt mật khẩu mạnh cho thiết bị di động của bạn để ngăn người khác truy cập trái phép. Sử dụng mật khẩu dài, kết hợp các ký tự chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Đảm bảo rằng mật khẩu của bạn là duy nhất và không dễ đoán.
- Cập nhật phần mềm. Đảm bảo rằng bạn cập nhật phần mềm hệ điều hành và các ứng dụng trên thiết bị di động của mình.
- Tắt kết nối không cần thiết: Khi không sử dụng, tắt kết nối không cần thiết như Wi-Fi, Bluetooth, NFC hoặc GPS.
- Sử dụng ứng dụng an toàn. Chỉ tải và cài đặt ứng dụng từ các nguồn tin cậy, chẳng hạn như Google Play Store hoặc App Store.
- Sử dụng phần mềm bảo mật di động. Cài đặt một phần mềm bảo mật di động để quét và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng.
- Sao lưu dữ liệu: Thực hiện sao lưu định kỳ của dữ liệu quan trọng từ thiết bị di động.
- Hạn chế truy cập không an toàn. Tránh truy cập vào các kết nối Wi-Fi công cộng không an toàn hoặc mạng không được tin cậy.
- Cẩn thận với các ứng dụng và liên kết đáng ngờ. Tránh mở các liên kết không rõ nguồn gốc hoặc tin nhắn không xác đáng tin cậy.
- Xóa dữ liệu khi cần thiết. Khi bạn không sử dụng nữa hoặc muốn bán, cho đi hoặc loại bỏ thiết bị di động. Hãy đảm bảo rằng bạn xóa toàn bộ dữ liệu cá nhân trên thiết bị.
Giải pháp tăng cường tính bảo mật cho doanh nghiệp
- Phân đoạn dữ liệu cho các đối tượng
- Kiểm soát quyền truy cập của người dùng
- Tuân thủ Pháp luật về dữ liệu
- Mở rộng quy mô hệ thống đám mây một cách cẩn thận
- Chủ động quản lý tài khoản và dịch vụ của bạn
- Xác thực đa yếu tố (MFA – Multi-Factor Authentication)
- Đánh giá lợi ích chi phí của Hybrid Cloud (Đám mây lai)
- Cảnh giác với các dự án Công nghệ thông tin thuê ngoài
Lời Kết:
để đảm bảo tính bảo mật tối đa, bạn cần chú ý đến các yếu tố khác như quản lý quyền truy cập. Quản lý khóa và chứng thực, mã hóa dữ liệu và theo dõi hoạt động hệ thống. Ngoài ra, việc chọn một nhà cung cấp đám mây đáng tin cậy, có uy tín là một yếu tố quan trọng. Để đảm bảo tính bảo mật của Cloud server trong doanh nghiệp của bạn.
Dù bạn là cá nhân hay doanh nghiệp. Bạn đều cần tăng cường khả năng bảo mật cho các đám mây của doanh nghiệp. Điều đó bắt đầu tư việc hiểu được công việc của người bảo mật và tự đưa ra được. Những giải pháp bảo mật phù hợp cho bản thân và doanh nghiệp của bạn.
IDC Online hy vọng là với bài viết này! Bạn đã hiểu hơn về các cách tăng cường bảo mật cho bạn và cho chính doanh nghiệp của bạn.
Chúc bạn thành công!