Định nghĩa VPS Hosting
02/10/2020 lúc 10:42
Để tạo lập một website mới, dù là cá nhân hay doanh nghiệp sẽ đều phải tiếp xúc với những khái niệm hoàn toàn xa lạ như Hosting, web hosting, server, VPS hosting,… Một trong những khái niệm bạn nên quan tâm đó là VPS. VPS Hosting là một dạng hosting được sử dụng rất rộng rãi ngày nay. Nếu bạn chưa nắm được kiến thức về mô hình này, hoặc muốn tìm hiểu xem liệu VPS Hosting có phù hợp cho website của mình hay không thì trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu kĩ hơn về nó.
Mục lục
VPS Hosting là gì?
Dịch vụ VPS – Virtual Private Server được tạo thành từ cách thức phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo dựa trên công nghệ ảo hóa. Mỗi máy chủ áo là một hệ thống hoàn toàn tách biệt với hệ điều hành, có vai trò tương đương cũng như mang đầy đủ các chức năng, cấu hình giống hệt một máy chủ vật lý. Vì vậy, người dùng có thể kiểm soát việc quản lý root cũng như restart lại hệ thống bất cứ lúc nào. Ưu điểm này bảo vệ VPS khỏi local hack gần như là 100%.
Mỗi VPS “con” sẽ chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ ban đầu. Mỗi VPS sẽ bao gồm đầy đủ các thành phần như CPU, HDD, RAM, địa chỉ IP. VPS Hosting được lựa chọn nhiều trong lập trình web bởi nhiều chủ sở hữu website đạt mốc truy cập trung bình vượt quá giới hạn Shared Hosting có thể chịu đựng nhưng cũng chưa cần đến tài nguyên lớn hơn từ một máy chủ riêng. Vậy nên, VPS là một trong những sự lựa chọn hợp lý nhất.
Nhóm khách hàng nào nên sử dụng dịch vụ VPS?
Như đã nói ở trên, VPS là giải pháp phổ biến cho các công ty lập trình, những nhà thiết kế web, lập trình game, kinh doanh thương mại điện tử… Ta có thể chia thành 4 nhóm khách hàng chính như sau:
- Các công ty thiết kế web (multi-site hosting, hosting, sand box…)
- Các nhà phát triển web (sand box, bespoke scripts & softwware, development platform…)
- Các webmaster nâng cao (bespoke scripts & softwware, lagre websites, database server & email server, multi-site hosting,…)
- Các doanh nghiệp (ecommerce, media streaming, data storage, database server & email server,…)
Một nhược điểm của VPS là không phải ai cũng có thể sử dụng loại server này. Ta có thể thấy khách hàng chính của VPS là dân thuộc giới IT và những người có kinh nghiệm, kiến thức trong việc quản trị. Việc sử dụng VPS không hề đơn giản, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về nó cũng như xây dưng kỹ năng quản lý cần thiết. Nếu không, bạn có thể thuê dịch vụ quản trị hoặc thuê người quản trị có thể đáp ứng những yêu cầu trên.
Ưu điểm của VPS Hosting
- Dễ dàng tùy biến nguồn tài nguyên trong mức giới hạn máy chủ vật lý cho phép
- Việc cài đặt dễ dàng, nhanh chóng và chi phí rẻ
- Người dùng có quyền superuser (root) trên máy chủ
- Tính bảo mật cao vì dữ liệu bị khóa khỏi hệ thống server của những người dùng khác
- Dễ dàng nâng cấp mà không cần phải khởi động lại hệ thống
- Nhiều VPS tập trung trên 1 máy chủ nên việc kiểm tra vận hành sẽ dễ dàng hơn
- Các vấn đề về lưu lượng truy cập tăng đột biến không ảnh hưởng đến site của bạn
Hạn chế của VPS Hosting
- Tuy chi phí cài đặt là rẻ so với máy chủ riêng nhưng so với Shared hosting là đắt hơn
- VPS cần nhiều kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật để quản trị
- Tính ổn định của VPS bị ảnh hưởng bởi hoạt động của server vật lý
- Việc nâng cấp tài nguyên tốn nhiều thời gian và chi phí
- Cấu hình server không đúng, không phù hợp có thể gây ra lỗ hổng bảo mật
- Trong một số trường hợp, VPS không mang lại hiệu năng như mong muốn
Có giải pháp nào khác thay thế VPS không? Managed VPS là gì?
Một trong điểm thất bại của VPS Hosting là việc bạn phải tự quản lý toàn bộ VPS riêng của bạn. Nếu không có đủ kiến thức về nó, bạn có thể chọn sai cấu hình cho server, gây ra vấn đề nghiêm trọng liên quan đến khả năng bảo mật. Managed VPS được ra đời nhằm giải quyết điểm hạn chế này. Có thể xem Managed VPS là một phiên bản nâng cấp của VPS Hosting, với toàn quyền được hỗ trợ về mặt kỹ thuật.
Với Managed VPS hosting, nhà cung cấp dịch vụ này sẽ chịu trách nhiệm bận hành và quản lý VPS thay cho bạn. Từ những hoạt động như chọn hệ điều hành phù hợp, cài đặt, cấu hình, nâng cấp, bảo trì hay tăng cường bảo mật server… hoàn toàn là nghĩa vụ của nhà cung cấp server. Hiện nay loại dịch vụ vẫn còn mới trên thị trường nhưng đã có rất nhiều đơn vị cung cấp hosting giới thiệu đến khách hàng của mình.
Mời bạn tham khảo thêm tại IDC Online !