Cloud server là gì và tại sao nó quan trọng đối với doanh nghiệp?
27/05/2023 lúc 09:57
Cloud server là một dịch vụ lưu trữ, xử lý dữ liệu trên môi trường đám mây thay các máy chủ cục bộ. Thay vì phải mua, cấu hình và duy trì các máy chủ riêng. Doanh nghiệp có thể sử dụng các tài nguyên máy chủ được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
Vậy Máy chủ ảo đám mây Cloud server là gì? Hoạt động như thế nào? Tại sao nó quan trọng đối với doanh nghiệp? IDC sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
Cloud Server là gì?
Cloud Server hay máy chủ đám mây là một máy chủ ảo chạy trong môi trường điện toán đám mây. Được tạo ra bằng cách sử dụng phần mềm ảo hóa để chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Cloud server có thể thực hiện tất cả các chức năng tương tự của máy chủ vật lý truyền thống. Cung cấp sức mạnh xử lý, lưu trữ và chạy ứng dụng.
Cloud server có tất cả phần mềm chúng yêu cầu để chạy và có thể hoạt động như các đơn vị độc lập. Chúng thường được gọi là máy chủ ảo, máy chủ riêng ảo hoặc nền tảng ảo. Cloud server có thể được đặt ở bất kỳ đâu trên thế giới và truy cập dễ dàng thông qua môi trường internet.
Máy chủ đám mây – Cloud server là một phần quan trọng của công nghệ đám mây. Việc áp dụng rộng rãi ảo hóa máy chủ đã góp phần lớn vào sự trỗi dậy, phát triển của điện toán đám mây. Máy chủ đám mây cung cấp năng lượng cho mọi loại mô hình phân phối điện toán đám mây. Từ cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IAAS – Infrastructure as a Service) đến nền tảng như một dịch vụ. (PAAS – Platform as a Service) và phần mềm như một dịch vụ (SAAS – Software as a Service)
Xem thêm: Các tiêu chuẩn an ninh của Cloud server
Cloud Server hoạt động như thế nào?
Nguyên tắc hoạt động đầu tiên của Cloud Server là ảo hóa. Cloud Server ảo hóa các phần cứng trong máy chủ thành các máy ảo (Virtual Machine). Các máy ảo này sẽ được theo dõi bởi một phần mềm Siêu giám sát (Hypervisor). Được chuyển đến một hoặc nhiều tổ chức thông qua hệ thống đám mây.
Việc cung cấp máy chủ, ảo hóa, bộ nhớ hay mạng là một trong ba mô hình cung cấp dịch vụ Cloud Server. Nó được gọi là IaaS (Infrastructure as a Service – Cơ sở hạ tầng như một Dịch vụ), loại khác lần lượt. PaaS (Platform as a Service – Nền tảng như một dịch vụ) và SaaS (Software as a Service – Phần mềm như một Dịch vụ).
Cách phân biệt các dạng mô hình cung cấp này được thể hiện. Dựa trên số dịch vụ mà nhà cung cấp dịch vụ quản lý, được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Ngoài cách phân biệt Cloud Server qua các mô hình cung cấp dịch vụ, chúng ta còn có thể phân loại. Cloud Server qua hình thức sử dụng, bao gồm: Privated Cloud, Public Cloud và Hybrid Cloud.
Các loại Cloud Server
Doanh nghiệp của bạn có thể chọn một trong 3 mô hình chính của máy chủ ảo này gồm:
Public Cloud Server
Cloud Server là máy ảo mà nhà cung cấp sẽ Public Cloud Host trên cơ sở hạ tầng của mình. Sau đó, họ cung cấp cho bạn bằng cách sử dụng giao diện trên Web hoặc dùng bảng điều khiển.
Mô hình này có tên gọi Infrastructure As Aa Service (IaaS) và nó được nhiều người dùng biết đến. Một số ví dụ phổ biến về máy chỉ ảo gồm Azure, Amazon Elastic Compute Cloud và Google Compute Engine.
Private Cloud Server
Máy chủ áo cũng có thể là một phiên bản máy tính trong Private Cloud tại chỗ. Đối với trường hợp này, doanh nghiệp bạn sẽ phân phối máy chủ ảo cho người dùng nội bộ. Bạn có thể cấp cho người dùng mạng cục bộ hoặc cả người dùng bên ngoài Internet.
Sự khác biệt giữa 2 loại máy chủ ảo này là Private tồn tại trong cơ sở hạ tầng riêng của tổ chức. Còn với máy chủ ảo Public thì nó sẽ được sở hữu và vận hành ở bên ngoài tổ chức.
Hybrid Cloud
Hybrid Cloud nói đến sự kết hợp về cơ sở hạ tầng giữa hai mô hình Public Cloud và Private Cloud. Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng dung lượng không giới hạn của Public Cloud. Để xử lý dữ liệu của riêng của Private Cloud hoặc bạn có thể mở rộng thêm Private Cloud trên Public Cloud. Để tiết kiệm chi phí mua thêm phần cứng cố định cho doanh nghiệp.
Kết hợp sử dụng cả hai mô hình Private Cloud và Public Cloud. Đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích về chi phí, tính linh hoạt và khả năng bảo mật.
Giả sử như ở trên, khi doanh nghiệp hết dung lượng lưu trữ ở Private Cloud. Doanh nghiệp có thể linh hoạt sử dụng các đám mây của Public Cloud để tiết kiệm chi phí hơn. Mà vẫn bảo đảm được tính an toàn của dữ liệu trong doanh nghiệp.
Dù là loại nào trong 3 loại trên thì server ảo luôn có những ưu điểm rất dễ nhận thấy.
Xem thêm: Thuê máy chủ ảo Cloud Server-VPS (Windows) giá tốt
Quan trọng của cloud server đối với một doanh nghiệp có thể được lý giải như sau:
Linh hoạt và mở rộng:
Cloud server cho phép doanh nghiệp tăng hoặc giảm tài nguyên máy chủ theo nhu cầu của họ một cách linh hoạt. Khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động, họ có thể dễ dàng mở rộng không gian lưu trữ. Băng thông và khả năng xử lý bằng cách thêm tài nguyên máy chủ mới. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đảm bảo hệ thống luôn đáp ứng được sự tăng trưởng của họ.
Tiết kiệm chi phí:
Sử dụng cloud server giúp doanh nghiệp tránh được các chi phí ban đầu lớn để mua các máy chủ riêng. Cấu hình hệ thống, bảo trì, thay vào đó, họ chỉ trả phí dựa trên việc sử dụng của tài nguyên máy chủ. Giúp tiết kiệm chi phí đáng kể và tăng tính linh hoạt trong quản lý nguồn lực.
Độ tin cậy và khả năng phục hồi cao:
Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thường có các trung tâm dữ liệu phân tán, cơ sở hạ tầng mạnh mẽ. Đảm bảo rằng dữ liệu và ứng dụng của doanh nghiệp luôn được lưu trữ và chạy ổn định. Nếu xảy ra sự cố với một máy chủ, hệ thống cloud server tự động chuyển hướng tới máy chủ khác. Giúp giảm thiểu thời gian gián đoạn và đảm bảo rằng dịch vụ không bị gián đoạn quá lâu.
Bảo mật và an toàn dữ liệu:
Cloud server thường đi kèm với các biện pháp bảo mật và an ninh mạnh mẽ như mã hóa dữ liệu. Chứng thực hai yếu tố và kiểm soát truy cập. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây chuyên nghiệp thường thực hiện các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt. Để đảm bảo rằng dữ liệu của doanh nghiệp được bảo vệ một cách an toàn.
Xem thêm: Tối ưu hóa chi phí bảo trì, vận hành trên Cloud server
Lời kết
Như bạn có thể thấy từ bài viết này, dịch vụ Cloud Server cung cấp nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Nó tiết kiệm chi phí, có độ tin cậy cao. cung cấp khả năng mở rộng. Tính linh hoạt, nhanh nhẹn, hiệu suất cao và bảo mật, mà các doanh nghiệp cần từ hệ thống CNTT của họ. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh chính của mình. Mà không phải lo lắng về việc quản lý và duy trì hạ tầng máy chủ.
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, công nghệ điện toán đám mây nói chung. Cloud Server nói riêng sẽ ngày càng phát triển IDC hy vọng với bài viết này. Bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn về Cloud Server, biết được các tính năng, những thách thức khi sử dụng nó.
Nếu bạn đang tìm thuê dịch vụ Cloud Server uy tín, hãy tham khảo qua sản phẩm IDConline. Dịch vụ máy chủ đám mây dựa trên nền tảng VMware quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn.
Nếu bạn cần sự giúp đỡ hay thắc mắc, vui lòng liên hệ qua website IDC để được giải đáp, hỗ trợ tốt nhất !