Cách chọn hệ điều hành phù hợp cho Cloud VPS của bạn
01/06/2023 lúc 15:17
So với việc chọn hệ điều hành OS (Operating System) cho máy tính để bàn, laptop, tablet. Thì việc chọn hệ điều hành cho máy chủ ảo – Cloud VPS, theo một cách nào đó là một việc khó khăn hơn. Ngay cả Window và Linux cũng đã phải chiến đấu nhiều năm trời cho vấn đề này.
Với người bắt đầu dùng Cloud VPS thì việc chọn hệ điều hành cũng không phải là một điều dễ dàng. Hệ điều hành Linux thường miễn phí, có nhiều loại và phiên bản khác nhau. Trong khi hệ điều hành Window lại có hỗ trợ một số công nghệ đăc biệt, hệ thống quản lý dữ liệu DBMS.
Mỗi hệ điều hành có những đặc điểm và tính năng khác nhau. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Nên chọn Linux hay Windows?”. Và sau đây, bạn sẽ cùng chúng tôi đi tìm hiểu cách chọn hệ điều hành phù hợp cho Cloud VPS của bạn
Mục lục
Hệ điều hành Windows
Microsoft Windows (hay gọi đơn giản là Windows). Là tên của một hệ điều hành dựa trên giao diện người dùng đồ họa , được phát triển, phân phối bởi Microsoft. Cha đẻ của hệ điều hành này tỷ phú Bill Gates – một trong những người giàu có nhất thế giới. Phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Windows ra mắt vào năm 1985 với tên gọi Windows 1.0 – là Interface Manager. Sau một quá trình hình thành, phát triển, thống kê có tới 90% máy tính cá nhân sử dụng hệ điều hành này. Trải qua nhiều phiên bản với nhiều sự thay đổi ấn tượng. Windows đã gặt hái được rất nhiều thành công to lớn, với nhiều các phiên bản khác nhau. Ngoài ra, các phiên bản khác của Windows như: Windows 98, Windows 2000, Windows Vista, Windows Sever…
Hệ điều hành Linux
Linux là tên gọi của hệ điều hành và cũng chính là tên hạt nhân của chính hệ điều hành đó. Xét về thời gian ra đời thì Linux “sinh sau, đẻ muộn” hơn so với Windows. Đây là hệ điều hành miễn phí được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở. Cho phép các nhà phát triển tự do chỉnh sửa và bổi sung mã nguồn của nó. Giống như Windows, Linux chính là tập hợp nhiều phần mềm là server, ngôn ngữ lập trình. Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu, môi trường làm việc desktop và các ứng dụng văn phòng. Cho tới thời điểm hiện tại, Linux là hệ điều hành hỗ trợ nhiều loại phần cứng nhất. Đồng thời nó cũng bắt kịp các phiên bản Unix độc quyền, sẵn sàng cạnh tranh ngôi vị của Windows.
Xem thêm: Cho thuê máy chủ ảo giá rẻ, Cloud VPS giá rẻ SSD tốc độ cao
Khi chọn hệ điều hành phù hợp cho Cloud VPS của bạn, có một số yếu tố cần được xem xét
1. Yêu cầu ứng dụng:
- Hỗ trợ hệ điều hành: Xác định hệ điều hành mà ứng dụng yêu cầu để hoạt động. Một số ứng dụng chỉ hỗ trợ Linux, trong khi một số khác có thể chạy trên cả Linux và Windows. Điều này sẽ xác định xem bạn cần chạy hệ điều hành Linux hay Windows trên Cloud VPS của mình.
- Ngôn ngữ lập trình và framework: Nếu bạn sử dụng một ngôn ngữ lập trình cụ thể và framework. Hãy xác định xem chúng có sẵn và tương thích trên hệ điều hành mà bạn đang xem xét.
- Các phụ thuộc và thư viện: Xem xét các phụ thuộc và thư viện mà ứng dụng của bạn sử dụng. Đảm bảo rằng hệ điều hành bạn chọn hỗ trợ và có sẵn các phụ thuộc và thư viện cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng phức tạp và có nhiều phụ thuộc.
- Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS). Nếu ứng dụng của bạn sử dụng một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu cụ thể. Hãy đảm bảo rằng hệ điều hành bạn chọn hỗ trợ và có sẵn DBMS đó. Một số hệ điều hành có sẵn các gói cài đặt DBMS tích hợp sẵn. Trong khi các hệ điều hành khác có thể yêu cầu bạn tự cài đặt và cấu hình.
- Hiệu suất và tài nguyên: Đánh giá yêu cầu hiệu suất và tài nguyên của ứng dụng. Một số hệ điều hành có hiệu suất tốt hơn và sử dụng ít tài nguyên hơn. Điều này quan trọng đối với các ứng dụng yêu cầu khả năng mở rộng và tối ưu hóa hiệu suất.
2. Kinh nghiệm và hiện có kiến thức:
Kinh nghiệm và hiện có kiến thức của bạn là yếu tố quan trọng khi chọn hệ điều hành cho Cloud VPS.
- Hiện có kiến thức và kinh nghiệm. Nếu đã có kinh nghiệm sử dụng một hệ điều hành, bạn có thể muốn tiếp tục sử dụng nó trên Cloud VPS. Điều này giúp bạn áp dụng kiến thức hiện có và quen thuộc với các công cụ và quy trình quản lý.
- Sự thuận tiện và độ dễ sử dụng. Hãy xem xét mức độ thuận tiện và độ dễ sử dụng của các hệ điều hành mà bạn đã quen thuộc. Nếu bạn đã làm việc với một hệ điều hành trong thời gian dài và cảm thấy thoải mái với giao diện. Và các tác vụ quản lý, hãy tiếp tục sử dụng hệ điều hành đó.
- Mục tiêu học hỏi và nghiên cứu. Nếu bạn muốn mở rộng kiến thức và học hỏi về một hệ điều hành mới. Bạn có thể chọn một hệ điều hành khác để trải nghiệm và nghiên cứu. Điều này giúp bạn phát triển kỹ năng và đa dạng hóa kiến thức của mình trong lĩnh vực quản lý hệ thống.
- Tài nguyên học tập. Xem xét tính sẵn có của tài liệu học tập và tài nguyên hỗ trợ cho các hệ điều hành khác nhau. Hệ điều hành phổ biến thường có nhiều tài liệu, hướng dẫn và cộng đồng hỗ trợ phong phú.
Lưu ý rằng sẽ luôn có cơ hội để học hỏi và nghiên cứu hệ điều hành mới. Nếu bạn có đam mê và sẵn lòng đối mặt với thách thức.
Xem thêm: Chọn hệ điều hành nào cho VPS?
3. Hỗ trợ và cộng đồng:
Hỗ trợ và cộng đồng là những yếu tố quan trọng khi chọn hệ điều hành cho Cloud VPS của bạn.
- Tài liệu hỗ trợ: Kiểm tra tính sẵn có của tài liệu hướng dẫn. Tài liệu tham khảo và tài liệu hỗ trợ cho hệ điều hành bạn đang xem xét. Tài liệu phong phú và chi tiết sẽ giúp bạn tìm hiểu và giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng.
- Cộng đồng hỗ trợ: Xem xét sự phát triển và quy mô của cộng đồng hỗ trợ cho hệ điều hành. Một cộng đồng mạnh mẽ với nhiều thành viên và diễn đàn sẽ cung cấp cơ hội để trao đổi kiến thức. Nhận giúp đỡ và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề phát sinh.
- Tương thích với công nghệ phụ trợ. Xem xét tính tương thích của hệ điều hành với các công nghệ phụ trợ khác mà bạn sử dụng.
- Tích hợp công cụ quản lý. Nếu bạn sử dụng các công cụ quản lý hệ thống hoặc công cụ quản lý Cloud VPS cụ thể. Hãy đảm bảo rằng hệ điều hành bạn chọn được tích hợp tốt với các công cụ này. Điều này sẽ giúp bạn quản lý và giám sát hệ thống một cách hiệu quả.
- Tính sẵn sàng và hỗ trợ: Xem xét mức độ sẵn sàng và hỗ trợ từ nhà cung cấp hệ điều hành. Đảm bảo rằng hệ điều hành bạn chọn được cung cấp hỗ trợ kỹ thuật đáng tin cậy. Và đáp ứng các yêu cầu của bạn trong trường hợp cần thiết.
4. Tính linh hoạt và tùy chỉnh:
- Tính linh hoạt trong việc cài đặt phần mềm. Xem xét khả năng cài đặt và chạy phần mềm phụ thuộc mà bạn cần cho ứng dụng của mình. Một hệ điều hành linh hoạt sẽ cho phép bạn cài đặt các gói phần mềm tùy chỉnh mà bạn cần. Để triển khai và chạy ứng dụng của mình.
- Tùy chỉnh cấu hình hệ thống. Đối với một số ứng dụng đặc biệt hoặc yêu cầu đặc thù, có thể cần điều chỉnh các cấu hình hệ thống. Như băng thông mạng, dung lượng lưu trữ, tài nguyên CPU, và bộ nhớ.
- Hỗ trợ các công nghệ mới. Kiểm tra khả năng hỗ trợ các công nghệ mới và phiên bản cập nhật trên hệ điều hành. Hệ điều hành nên cho phép tận dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu suất, linh hoạt của hệ thống.
- Quản lý tài nguyên: Xem xét khả năng quản lý tài nguyên của hệ điều hành. Bao gồm tài nguyên CPU, bộ nhớ và dung lượng lưu trữ. Hệ điều hành nên cung cấp các công cụ và cơ chế để giám sát và quản lý tài nguyên hiệu quả. Giúp bạn tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và đảm bảo hiệu suất tốt cho ứng dụng của mình.
- Tích hợp công cụ và hệ thống bên thứ ba. Nếu bạn đang sử dụng các công cụ, hệ thống bên thứ ba để quản lý và giám sát Cloud VPS. Hãy đảm bảo rằng hệ điều hành được tương thích và hỗ trợ tích hợp với các công cụ này.
5. Hiệu suất và tài nguyên:
- Tính ổn định và hiệu suất. Đảm bảo rằng hệ điều hành bạn chọn được đánh giá cao về tính ổn định và hiệu suất. Hệ điều hành nên cung cấp một hạ tầng ổn định để đảm bảo ứng dụng chạy một cách mượt mà, ổn định.
- Tài nguyên hệ thống: Xem xét yêu cầu về tài nguyên hệ thống của ứng dụng của bạn. Và đảm bảo rằng hệ điều hành có khả năng cung cấp đủ tài nguyên để đáp ứng nhu cầu. Bao gồm tài nguyên CPU, bộ nhớ, dung lượng lưu trữ và băng thông mạng.
- Quản lý tài nguyên. Hệ điều hành nên cung cấp các công cụ và cơ chế để quản lý tài nguyên hệ thống một cách hiệu quả. Điều này bao gồm việc giám sát và điều chỉnh tài nguyên, phân bổ tài nguyên cho các tiến trình, ứng dụng. Và quản lý tài nguyên chung giữa các máy ảo hoặc container.
- Tối ưu hóa hiệu suất: Hệ điều hành nên cung cấp các cơ chế tối ưu hóa hiệu suất. Bao gồm tối ưu hóa bộ nhớ, tối ưu hóa hệ thống tệp tin, tối ưu hóa mạng và tối ưu hóa tác vụ I/O. Điều này giúp tăng cường hiệu suất và tăng cường khả năng đáp ứng của hệ thống.
- Độ mở rộng: Nếu bạn dự định mở rộng hệ thống trong tương lai. Hãy đảm bảo rằng hệ điều hành có khả năng mở rộng, hỗ trợ việc mở rộng tài nguyên một cách dễ dàng. Điều này giúp bạn mở rộng hệ thống một cách linh hoạt và hiệu quả khi nhu cầu của bạn tăng lên.
6. Quản lý và quyền kiểm soát:
- Quyền kiểm soát. Hệ điều hành nên cung cấp cho bạn quyền kiểm soát cao đối với máy chủ và tài nguyên của bạn.
- Giao diện quản lý: Xem xét giao diện quản lý của hệ điều hành. Hệ điều hành nên cung cấp một giao diện quản lý trực quan và dễ sử dụng để bạn có thể quản lý. Và kiểm soát máy chủ của mình một cách dễ dàng.
- Các công cụ quản lý hệ thống. Kiểm tra xem OS có tích hợp sẵn các công cụ quản lý hệ thống hoặc có hỗ trợ các công cụ bên thứ ba. Để bạn có thể quản lý và giám sát máy chủ của mình.
- Tính năng bảo mật: Hệ điều hành nên cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ. Để bảo vệ máy chủ của bạn khỏi các mối đe dọa và tấn công.
- Quản lý tài nguyên: Hệ điều hành nên cung cấp các công cụ và cơ chế. Để bạn có thể quản lý tài nguyên hệ thống một cách hiệu quả. Điều này bao gồm phân bổ tài nguyên, giám sát và quản lý băng thông. Quản lý dung lượng lưu trữ và quản lý tài nguyên CPU và bộ nhớ.
- Tính nhất quán và sẵn sàng. Đảm bảo rằng OS được duy trì và phát triển một cách nhất quán, với việc cung cấp các bản cập nhật bảo mật, cải tiến định kỳ. Hệ điều hành cũng nên có một cộng đồng hỗ trợ và tài liệu phong phú. Để bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp và giải đáp câu hỏi khi cần thiết.
Xem thêm: Cloud VPS cho doanh nghiệp: Hướng dẫn toàn diện
Kết Luận:
Sau khi xem những yếu tố trên, cuối cùng bạn sẽ chọn hệ điều hành Windows hay Linux ?
Sự khách biệt chính giữa Window và Linux là sự ổn định và tốc độ. Tuy nhiên sự ổn định còn phụ thuộc vào phương pháp quản trị VPS, tức là yếu tố con người. Do đó, người quản trị – là người có kiến thức tương đối sâu về IT. Sẽ là người hiểu rõ chọn hệ điều hành nào là phù hợp nhất với mình. Nhưng nếu triển khai các dự án liên quan đế ASP, ASP.NET thì bắt buộc phải dùng Window. Các ứng dụng liên quan đến giao dịch chứng khoán chạy các ứng dụng window. Các dịch vụ chạy liên lục (như game server) cũng nên sử dụng Window. Và đa số dùng Linux để chạy website trên WordPress, Joomla, Drupal…
Nắm bắt được nhu cầu sử dụng máy chủ ảo của nhiều doanh nghiệp hiện nay. IDC Online chúng tôi đã xây dựng nên một tổ hợp những gói dịch vụ VPS đầy đủ. Đa dạng, phục vụ tư vấn từ A – Z cho khách hàng, từ việc thuê VPS giá rẻ. Chọn hệ điều hành như thế nào, sử dụng cấu hình ra sao, thông số cụ thể là gì,… Tất cả những băn khoăn đó sẽ được các chuyên viên kỹ thuật chuyên nghiệp IDC giải đáp tường tận, nhiệt tình.
Nếu bạn có nhu cầu quan tâm, đừng chần chờ mà hãy truy cập ngay vào website của chúng tôi. IDC Online (hotline 19006452) để có thể tham khảo, trang bị cho mình những thông tin cần thiết nhé !